Thời tiết chuyển mùa từ hè sang thu là lúc mà không khí từ nóng khô sang ẩm ướt mưa nhiều. Chính vì thế đây cũng là lúc mà người nhạy cảm với thời tiết, suy yếu dễ mắc bệnh nhất, đặc biệt không khí ẩm còn khiến cho vi khuẩn, nấm, virus sinh sôi phát triển. Đau mắt đỏ là một trong những căn bệnh hay gặp trong thời tiết này, gây khó chịu cho người mắc phải bệnh. Chính vì vậy, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ thêm về bênh đau mắt đỏ và mẹo chữa đau mắt đỏ đơn giản tại nhà nhé.
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc dịch) là tình trạng nhiễm trùng mắt, do virus Adenovirus, vi khuẩn, dị ứng gây nên, có triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.
Thời gian ủ bệnh là khoảng 8 ngày và khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan thành dịch, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Triệu chứng chung thường là đỏ một hoặc cả 2 mắt, ngứa mắt cảm giác có sạn trong mắt mà không thể lấy ra. Bệnh có thể không cân xứng ở cả 2 mắt, mắt này nặng hơn mắt kia.
Các triệu chứng cụ thể do từng nguyên nhân
- Do virus: thường là do adenovirus, ngoài ra còn có enterovirus 70, đây là một lây lan mạnh qua dịch tiết nước mắt, tiến triển nhanh, bệnh bắt đầu bằng triệu chứng cộm, chảy nước mắt, ngứa, sưng mi, thị lực giảm. có thể kèm theo ho hay cảm cúm đi kèm.
- Do vi khuẩn: thường là H.influenzae, Staphylococus,… thường có nghèn, dính 2 mi mắt vào buổi sáng, ngứa, có thể gây tổn thương nặng như viêm loét giác mạc, giảm thị lực nếu không điều trị kip thời.
- Do dị ứng: do các đồ vật sử dụng trong gia đình như bông, bụi, phấn hoa, khó xác định nguyên nhân gây bệnh, dễ tái phát. Các triệu chứng thường là chảy nước mắt, ngứa mắt, viêm. Bệnh không lây.
Khi thấy biểu hiện đau mắt đỏ, bạn nên đi khám sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời, tránh để mắt bị bội nhiễm, sau khi điều trị 3 ngày mắt sẽ hết đỏ và đau, nhưng để khỏi hẳn bệnh nhân phải dùng thuốc từ 7 – 10 ngày. Dưới đây là một số mẹo dân gian dung để làm giảm triệu chứng hay điều trị cơ bản về bệnh.
Cách điều trị đau mắt đỏ lâu dài
Đắp khăn ấm hoặc khăn lạnh cho mắt
Đây là biện pháp tức thời giảm khó chịu
- Chườm lạnh: ngâm 1 chiếc khăn sạch vào trong nước rồi đắp lên mắt. Nước đá lạnh rất tốt để điều trị bệnh viêm kết mạc do dị ứng, dù không giảm được nhiễm trùng nhưng nó giúp co mao mạch, giảm ngứa và sưng. Đây là biện pháp giảm khó chịu tạm thời.
- Chườm ấm: ngâm 1 chiếc khăn sạch vào chậu nước ấm đắp lên mắt tầm 5 phút. Biện pháp này giúp làm dịu, thoải mái, giảm khó chịu mắt.
Tuy nhiên chườm mắt có thể làm lây nhiễm sang vùng mắt còn lại nên phải thay khăn sau mỗi lần sử dụng và dùng khăn riêng biệt khác nhau cho mỗi bên mắt.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt
- Các thuốc nhỏ mắt thông thường chứa 1 lượng chất sát khuẩn, chất bôi trơn nhất định, giúp rửa sạch mắt, bụi bẩn, nghèn mắt gây khó chịu.
- Khi nghi ngờ hoặc phát hiện bị bệnh đau mắt đỏ bạn có thể dùng nước rửa mắt ngay bằng NaCl 0,9% dạng nhỏ mắt nhiều lần trong ngày. Rửa mắt làm trôi đi 1 phần tác nhân, đẩy rỉ ra ngoài, giúp giảm cộm mắt làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu, đồng thời sát khuẩn mắt giúp ngăn ngừa bội nhiễm. Bạn có thể rửa mắt mõi khi thấy khó chịu hoặc theo giờ
- Một số thuốc nhỏ mắt có chứa chất kháng histamin mà không cần kê đơn rất hữu hiệu trong việc điều trị viêm kết mạc do dị ứng.
Cách chữa đau mắt đỏ bằng lá diếp cá
- Rau diếp cá là thực phẩm quen thuộc, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như flavonoid, tinh dầu, alkaloid. Dân gian sử dụng rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng. Tinh dầu chứa trong lá diếp cá có tác dụng kháng khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu. Chính vì vậy việc dùng lá diếp cá cho đau mắt đỏ đặc biệt là do vi khuẩn giúp giảm sưng viêm, nóng, đồng thời giúp diệt một phần nguyên nhân gây bệnh.
- Bạn có thể lấy một ít lá diếp cá, rửa sạch, đun sôi với nước, lọc lấy phần dịch sạch để sử dụng như nước uống hang ngày, không nhỏ trực tiếp chúng vào mắt. Bạn cũng có thể giã nát quấn vào gạc rồi đắp lên mắt mắt bị tổn thương, không đắp trực tiếp vào mắt vì lá diếp cá nát có thể rơi vào mắt gây tổn thương nặng hơn. Thường thì duy trì cách này 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Bạn cũng có thể sử dụng thức ăn từ lá diếp cá trong quá trình bị bệnh giúp cho bệnh tiến triển tốt song song với việc điều trị theo đơn thuốc của thầy thuốc.
Đắp mắt với lá nha đam
- Nha đam hay còn gọi là lô hội là một loại thực phẩm khá thân thuộc trong giới làm đẹp chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin với tác dụng giữ ẩm, làm dịu da do nắng, sáng da, làm đẹp. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng sát khuẩn. Vì vậy, đối với bệnh đau mắt đỏ gel nha đam giúp là dịu cảm giác đau do sưng, vi khuẩn1 phần vi khuẩn, làm ẩm mắt, dịu cảm giác khó chịu, ngứa mắt, khô, khó chịu.
- Lá nha đam rửa sạch, cắt 2 mép lá để cho chảy mủ vàng, rửa sạch với nước. Dùng dao lấy phần thịt trắng bên trong rồi quấn vào miếng gạc và đắp lên mắt chừng 30 phút.
- Ngoài ra có thể ép phần thịt nha đam thành dạng nước, lấy một miếng vải mềm ngâm vào nước ép rồi đắp lên mắt, tránh nước nhỏ vào mắt.
Chế độ ăn hợp lý
Khi bạn phát hiện bị đau mắt đỏ thì chế độ ăn cúng có thể là tác nhân là nặng thêm hoặc giảm đi triệu chứng bệnh, giúp bệnh mau khỏi hơn.
Những thực phẩm bạn nên tránh ăn trong khi bị bệnh:
- Rau muống: bạn không nên ăn hoặc uống nước canh rau muống bởi rau muống là sinh nhiều nghèn hơn khiến bệnh lâu khỏi và gây khó chịu cho bạn.
- Thực phẩm có mùi tanh: chất tanh trong tôm, cá, ốc,… làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng, tăng thêm các triệu chứng khó chịu, ngứa, đau của bệnh.
- Chất kích thích: các chất kích thích như rượu, bia ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt, khiến mắt phải điều tiết mạnh hơn. Điều này gây khó chịu cho mắt đặc biệt là đau mắt đỏ khi mà chức năng bình thường mắt vốn đã hạn chế. Trong thuốc lá có chất nicotin cũng tác động lên sự điều tiết của mắt gây khó chịu hơn cho mắt.
- Đồ uống có ga: làm tăng một lượng đường nhất định trong máu gây hoa mắt chóng mặt, nên tránh sử dụng.
- Tùy ý sử dụng kháng sinh: kháng sinh là một trong những thuốc quen thuộc mà con người ta nghĩ đến khi bị nhiễm khuẩn tuy nhiên không nên sử dugj chúng bừa bãi bởi không chắc kháng sinh bạn dùng đã diệt được con vi khuẩn gây bệnh. Đây lại trở thành cơ hội cho những con vi khuẩn kháng thuốc. Đặc biệt là nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng.
Những thực phẩm bạn nên ăn để bổ sung năng lượng, đề kháng giúp hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn:
- Rau xanh: bạn nên dùng những loại rau xanh đậm chứa nhiều luthein và zeaxanthin giúp mắt nhìn rõ hơn. Luthein trong rau đặc biệt tốt cho những người phải làm việc hàng ngày với máy tính, giúp hấp thụ ánh sáng xanh làm mắt đỡ khô và mệt mỏi.
- Cà rốt: như các bạn đã biết cà rốt là thực phẩm tốt đặc biệt cho mắt do chứa nhiều vitamin A, β-carotene, giúp đôi mắt sáng khỏe, phòng bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Bổ sung cà rốt giúp mắt khỏe mạnh hơn trong thời điểm này.
- Ớt chuông cam: trong ớt chuông chứa lượng zeaxanthin khá cao, giúp bỏ sung dinh dưỡng cho mắt, hạn chế nặng hơn tình trạng nhiễm khuẩn cho bệnh.
- Lòng đỏ trứng: chứa nhiều chất béo, chất đạm, nguyên tố vi lượng, vitamin tốt cho cơ thể đặc biệt là đôi mắt, tăng cường hấp thụ carotenoid. Khi chế biến lòng đỏ trứng nên dùng nhiệt độ vừa phải tránh phân hủy một số chất dinh dưỡng kém bền bởi nhiệt, đặc biệt là luthein và zeaxanthin.
- Dầu cá: chứa omega-3 giúp giảm nguy cơ thoái hóa võng mạc mắt, giảm tình trạng viêm, bổ sung dinh dưỡng giúp mắt khỏe hơn. Dầu cá giúp rút ngắn thời gian khỏi bệnh hơn đáng kể so với những người chỉ dung thuốc thông thường.
- Thịt đỏ: chứa chất chống oxy hóa astaxanthin giúp bảo vệ mắt, giúp chống lại nhiễm trùng nặng hơn.
- Quả việt quất: chứa hàm lượng anthocyanid cao giúp hạn chế tình trạng viêm ở mắt, giảm cảm giác khó chịu cho mắt giúp tăng khả năng lành bênh nhanh hơn so với thông thường.
Các bước vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý
Bạn có thể mua thuốc nhỏ mắt sinh lý NaCl 0,9% ngoài hiệu thuốc. Lưu ý không tự ý pha nước muối sinh lý để rửa bởi trong nước muối sinh lý tự pha dù có đạt chuẩn về nồng độ cũng không đạt chuẩn về độ vô khuẩn để sử dụng cho mắt, dễ gây tổn thương và nặng thêm tình trạng bệnh. Thuốc nhỏ mắt này khi cắt ra chỉ nên sủ dụng trong vòng 7 ngày.
Bạn nhỏ 2-3 giọt thuốc nhỏ mắt vào cả 2 mắt cho sạch bụi bẩn, tác nhân gây bệnh, tác nhân làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Nếu mắt có mủ hoặc gỉ mắt có thể khô thành một lớp gây ngứa hoặc khó chịu, tình trạng hoặc các vấn đề với tuyến dầu trong mí mắt thì có thể làm theo các bước sau :
- Bước 1: Rửa sach tay với xà phòng, rửa mặt, vùng xung quanh mắt, gỡ các lớp ghèn, mủ đã khô ra;
- Bước 2: Đặt một chiếc khăn ấm và ẩm (nên dùng riêng kawn cho mỗi mắt để tránh lây nhiễm) lên mắt nhắm trong vài phút;
- Bước 3: Dùng tăm bông có thể nhỏ nước nhỏ mắt vào nhắm mắt lau nhẹ nhàng từ trong ra ngoài.
- Bước 4: Lặp lại bước trên với tăm bông mới cho đến khi mắt sạch, tramhs động vào vết thương mủ đã loét ra của mắt vì có thể làm tình trạng nhiễm trùng nặng thêm.
Trên đây là những phương pháp đơn giản có thể làm ở nhà dể giúp giảm nhẹ tình trạng khó chịu cho mắt. tuy nhiên bạn vẫn nên đến cơ sở khám bệnh gần nhất để được chuyên gia y tế tư vấn và sử dụng thuốc đúng cách.
Một số chủ đề đáng quan tâm: