Đau mắt đỏ là một bệnh về mắt rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện đặc trưng dễ nhận thấy của bệnh đau mắt đỏ là vùng kết mạc của mắt có màu đỏ và kèm theo các triệu chứng ngứa khó chịu và chảy nhiều nước mắt,… làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có kiến thức sơ lược về bệnh này để biết cách phòng tránh và chữa trị.
Đau mắt đỏ là bệnh gì?
Đau mắt đỏ là bệnh liên quan đến mắt. Theo y học, người ta còn dùng tên khác để nói về bệnh này là viêm kết mạc. Khi bị bệnh, phần kết mạc của mắt bị viêm do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra tình trạng đỏ, chảy nước mắt, đùn nhiều rỉ (nghèn),… Bệnh gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già. Bệnh lây qua dịch tiết đường hô hấp, trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bị bệnh qua khăn mặt, dùng chung đồ cá nhân.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ:
- Do virut: thường do virut thuộc nhóm Adeno gây ra (chiếm khoảng 80% các trường hợp bị bệnh).
- Do vi khuẩn: thường là gây ra bởi một số vi khuẩn như Staphylococcus, Haemophilus Influenzae,…
- Do dị ứng: có rất nhiều tác nhân dị ứng gây ra bệnh đau mắt đỏ như bụi phấn, lông chó mèo, các hóa chất gây kích ứng mắt,… Tuy nhiên, thường rất khó tìm rõ được các tác nhân gây dị ứng và bệnh thường có tính chất bị theo mùa, kéo dài hoặc dễ tái phát khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường chứa các tác nhân gây bệnh đó.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây bệnh đau mắt đỏ khác như:
- Tiếp xúc qua dịch tiết đường hô hấp, trực tiếp hoặc gián tiếp qua gỉ mắt cửa người bị nhiễm bệnh như đồ dùng chung nhất là khăn mặt, gối,…
- Nguồn nước bị nhiễm khuẩn không đủ đảm bảo vệ sinh.
Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Mẹo chữa đau mắt đỏ đơn giản tại nhà mà hiệu quả
Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ?
Triệu chứng chung của đau mắt đỏ là kết mạc mắt đỏ,chảy nước mắt và có nhiều gỉ. Ngoài ra bệnh nhân còn cảm thấy ngứa, cộm cộm khó chịu từ đó sẽ có phản xạ là đưa tay lên dụi mắt. Tuy nhiên, việc dụi mắt không những không giảm được triệu chứng ngứa khó chịu mà có thể còn làm tổn thương giác mạc.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có thêm các triệu chứng khác như:
- Do vi khuẩn: xuất hiện thêm các triệu chứng như gỉ mắt có màu vàng hoặc vàng xanh nhạt dính vào 2 mí mắt gây khó mở mắt hoặc đau khi thức dậy vào buổi sáng. Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi. Bệnh do vi khuấn sẽ lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua dịch tiết nước mắt (gỉ).
- Do virut: bệnh nhân sẽ có cảm giác bị cộm ở mắt, sưng mi, xuất hiện giả mạc ở mắt, có thể giảm thị lực như khi bị đau mắt đỏ do vi khuẩn, thâm nhiễm giác mạc, cảm thấy bị chói mắt khi mắt bị khô. Bệnh đau mắt đỏ do virut rất dễ lây lan khi người lành tiếp xúc trực tiếp hoặc giám tiếp với với dịch nước mắt của bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo các biểu hiện ho, hắt hơi, sốt, viêm họng như bị cảm cúm, nhiễm lạnh.
- Do dị ứng: bệnh mang tính chất xuất hiện thao mùa hay tái phát. Biểu hiện của bệnh là ngứa mắt nhiều. Bệnh còn có thể kèm theo viêm mũi dị ứng do hai cơ quan cùng tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Bệnh đau mắt đỏ do virut hay vi khuẩn đều có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng, triệu chứng có thể xuất hiện ở một mắt hoặc cả hai mắt. Trái lại nếu nguyên nhân do dị ứng thì biểu hiện của bệnh thường sẽ có ở cả hai mắt và không có khả năng lây nhiễm cho người lành khi tiếp xúc.
Bệnh đau mắt đỏ có lây không? Lây qua con đường nào?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc muốn tìm hiểu câu trả lời. Câu trả lời dành cho bạn là đau mắt đỏ có khả năng lây từ người sang người thông qua tiết xúc với dịch tiết đường hô hấp khi nói chuyện và đặc biệt có thể lây qua dịch nước mắt hoặc gỉ mắt khi người lành sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị bệnh như khăn mặt, gối,…
Các xét nghiệm chuẩn đoán bệnh đau mắt đỏ?
- Nếu tình trạng đau mắt đỏ khiến cho bạn cảm thấy ngứa, cộm, khó chịu,… thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài việc hỏi tiểu sử và dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bạn để loại trừ một số các nguyên nhân của các bệnh khác cũng gây ra tình trạng đau mắt đỏ như chắp lẹo, viêm bờ mi, viêm mống mắt,… thì bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ kiểm tra và làm một số xét nghiệm liên quan.
- Khi loại trừ được khả năng gây bệnh do dị ứng nhưng các biểu hiện lâm ràng chưa rõ ràng không thể xác định được rõ nguyên nhân do virut hay vi khuẩn thì bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm liên quan để biết được chính xác tác nhân gây bệnh: Sử dụng tăm bông đã vô trùng để lấy chất dịch từ mí mắt mang đi làm xét nghiệm. Sau khi có kết quả, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm xét nghiệm máu để phân biệt được nguyên nhân do virus hay vi khuẩn. Căn cứ vào số lượng bạch cầu tăng hay không tăng sẽ xác định được. Nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn thì số lượng bạch cầu sẽ tăng mạnh còn do virut thì bạch cầu sẽ không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ. Đau mắt đỏ do virut thường kèm theo bội nhiễm nên bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả mà đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Biến chứng của bệnh đau mắt đỏ?
Mặc dù bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày nhưng nếu bệnh nhân không có chế độ chăm sóc tốt và có biện pháp điều trị thích hợp thì bệnh có thể diễn biến trầm trọng hơn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như đau mắt hột, viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, giảm thị lực và nghiêm trọng nhất là có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. Từ đó, sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau này.
Cách chữa bệnh đau mắt đỏ?
Điều trị toàn thân
Khi bị bệnh đau mắt đỏ, người bệnh cần phải thực hiện một số hướng dẫn cụ thể sau để bệnh nhanh khỏi và hạn chế xảy ra các biến chứng:
- Cần phải ăn uống đủ chất và giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh. Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng từ thức ăn thì bạn cần bổ sung thêm các loại vitamin trong các loại hoa quả nhất là vitamin C có trong quả chanh, cam, quýt,… giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh.
- Để tránh tình trạng lây lan của bệnh đau mắt đỏ thì người bệnh nên sử dụng khẩu trang y tế và đeo kính khi tiếp xúc và đi ra ngoài để tránh phát tán nguồn bệnh cũng như hạn chế tiếp xúc giữa mắt với các nguy cơ gây kích ứng như gió, bụi,… Đồng thời khi bị bệnh, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và có thể ở nhà để mắt được thư giãn giúp bệnh mau khỏi hơn.
- Bạn cần phải ngừng sử dụng kính áp tròng và dùng kính có gọng để thay thế đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Và nhớ vệ sinh kính thường xuyên nhé.
- Khi đang trong quá trình điều trị bệnh đau mắt đỏ, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,… để tránh những ảnh hưởng không tốt đến mắt. Hơn thế còn giúp mắt hạn chế phải điều tiết quá mức.
- Không nên đi bơi để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
- Tuyệt đối không day, dụi mắt khi đang bị bệnh vì làm vậy không chỉ càng khiến giác mạc bị tổn thương hơn mà còn ảnh hướng nhiều đến thị lực của mắt.
Điều trị tại chỗ
Các biện pháp điều trị toàn thân chỉ mang tính chất hỗ trợ giúp hạn chế lây lan nguồn bệnh và tăng cường sức đề kháng để bệnh có thể nhanh thuyên giảm hơn. Vì vậy, chúng ta còn cần có các biện pháp khác như sử dụng các chế phẩm tác động vào các nguyên nhân gây bệnh giúp giảm triệu chứng và tiêu diệt tác nhân xấu.
- Dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ dịch tiết nước mắt, gỉ ở trên mi mắt. Bạn có thể dùng nước muối NaCl 0,9% nhỏ mắt để làm sạch hàng ngày. Ngoài ra bạn cần dùng thêm kháng sinh dạng dung dịch hoặc thuốc tra mắt có dạng bào chế là thuốc mỡ, nhũ dịch. Mặc dù kháng sinh khổng thể diệt được virut nhưng sẽ hạn chế được tình trạng mắt đỏ, cộm cũng như phòng chống bội nhiễm nếu nguyên nhân là do virut. Thường bác sĩ sẽ kê đơn là sử dụng thuốc nhỏ mắt dạng dung dịch nhiều hơn do thuốc mỡ có thể làm tăng cảm giác khó chịu khi mắt đang trong giai đoạn viêm nhiễm.
- Bệnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên để phòng tránh các trường hợp biến chứng có thể xảy ra, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Khi chưa xác định nguyên nhân gây đau mắt đỏ thì bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà và áp dụng các phương pháp dựa theo kinh nghiệm và dân gian nhau như xông bằng lá trầu, đắp hành củ hay nhỏ sữa mẹ đối với trường hợp trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ vì các cách truyền tai chưa được nghiên cứu cũng như kiểm chứng lâm sàng và sẽ làm tăng khả năng gây biến chứng cho người bệnh.
- Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn, sử dụng đúng liều lượng và phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, ngay khi có các dấu hiệu bất thường về mắt như mắt bị đau nặng hơn, sưng, đỏ hơn và kèm theo chảy gỉ mắt nhiều hơn thì cần phải đi khám lại ngay.
Lời khuyên của các chuyên gia để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ hiệu quả?
Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh lành tính và dễ điều trị. Tuy nhiên, tốc độ lây lan của nó rất nhanh. Do đó, bạn nên lắng nghe một số lời khuyên của các chuyên gia về mắt chia sẻ, điều đó sẽ giúp bạn có kiến thức để phòng tránh bệnh tốt hơn:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn, tránh dùng chung các vật dụng với người bệnh như gối, khăn tay, khăn chườm mắt,…
- Không sử dụng chung lọ thuốc nhỏ mắt với người bị bệnh.
- Mang kính bảo vệ mắt và đeo khẩu trang khi ra ngoài, tiếp xúc với môi trường làm việc ô nhiễm, khói bụi …
- Hạn chế đi bơi khi đang có dịch bệnh. Nếu có ý định đi bơi thì bạn cần chuẩn bị kính bơi để tránh mắt tiếp xúc với nước hồ bơi. Đặc biệt những người dùng kính áp tròng cần tháo ra khi đi bơi để nước không vào bên trong mắt và kính dễ gây các bệnh về mắt. Sau khi đi bơi nên rửa mắt bằng dung dịch NaCl 0,9% để vệ sinh mắt.
- Khị gặp bệnh nhân có dấu hiệu đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh để tránh lây lan.
Chế độ ăn uống khi bị bệnh đau mắt đỏ?
Đau mắt đỏ nên ăn gì?
- Đau mắt đỏ là bệnh thông thường nên hầu như người bệnh có thể ăn như bình thường, trừ những thục phẩm mà bạn bị dị ứng trước đó.
- Bạn cũng nên tăng cường ăn các loại hoa quả nhất là những loại giàu hàm lượng carotene: đu đủ, cà rốt, cà chua,… và một số loại rau cũng chứa carotene như cải bó xôi, cải lá xoăn, rau chân vị,… Ngoài ra, cần bổ sung thêm lượng dầu cá chứa omega-3, omega-6 và chất chống oxy hóa Astaxanthin trong một số loại rau quả, các loại thịt đỏ để giảm tình trạng viêm nhiễm và giúp mắt mau hồi phục hơn.
Đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?
Các loại thực phẩm chúng ta cần hạn chế và tránh sử dụng khi đang bị bệnh như:
- Những thực phẩm cay nóng: hành, tỏi, ớt, tiêu, gừng,…
- Rau muống
- Thực phẩm có mùi tanh: các loại hải sản như tôm, cua, cá,…
- Mỡ động vật
- Đồ uống có ga
- Sử dụng các chất và đồ uống kích thích: rượu, bia,…
- Những thực phẩm trên đều ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và thời gian điều trị của mắt, làm tăng nguy cơ tổn thương tại những nơi đang bị viêm nhiễm. Vì vậy, bạn cần tránh sử dụng khi đang mắc bệnh.
Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi hẳn?
- Thường bệnh này có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày nếu có chế độ chăm sóc mắt tốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử lý thì sẽ làm kéo dài thời gian hồi phục của mắt và nặng hơn có thể gây ra nhiều biến chứng khác: đau mắt hột, viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc,… tình trạng xấu nhất là dẫn đến mù lòa suốt đời.
- Khi bị bệnh, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế để có chỉ định tốt nhất từ bác sĩ.
Đau mắt đỏ có cần kiêng quan hệ không?
Đau mắt đỏ không liên quan đến đời sống sinh hoạt tình dục của bạn. Tuy nhiên, khi bị bệnh bạn nên hạn chế quan hệ vì có thể trong lúc “yêu” dịch tiết đường hô hấp hoặc dịch tiết nước mắt hoặc cả hai sẽ lây sang người kia làm người đó sẽ bị nhiễm bệnh theo.
Vì vậy, bạn nên hạn chế quan hệ trong thời gian mắc bệnh của bạn hoặc người ấy.