[Chia sẻ] Cách điều trị cận thị nhanh, hiệu quả và an toàn nhất hiện nay

Cận thị đang là một tật về khúc xạ phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhất là đối với lứa tuổi học sinh và thanh thiếu niên. Không chỉ đem lại phiền toái đến cuộc sống hằng ngày mà nó còn có thể đem lại những hệ quả nghiêm trọng về sau. Hãy cùng tìm hiểu về cận thị qua bài viết sau.

Cận thị có nguy hiểm không?

  • Cận thị là tật khúc xạ thường gặp ở mắt, do sự mất cân đối của chiều dài nhãn cầu và khả năng hội tụ của giác mạc và thủy tinh thể. Khi trục nhãn cầu quá dài, những tia sáng đi vào mắt sẽ hội tụ ở một điểm trước võng mạc. Điều này làm cho người bị cận thị nhìn các vật sẽ bị mờ hơn so với bình thường do ảnh vật không hội tụ tại võng mạc, người bệnh thường phải nheo mắt hoặc cố đến gần vật để nhìn rõ hơn.
  • Ở đây chúng ta cần phân biệt bệnh cận thị khác gì với tật cận thị, đa số chúng ta vẫn nhầm lẫn giữa bệnh cận thị và tật cận thị. Cận thị là một tật khúc xạ, thường nhẹ nếu biết cách điều trị và phòng ngừa tiến triển. Ngược lại, bệnh cận thị là một bệnh lý thực thể thường bẩm sinh, thường nặng hơn và có yếu tố di truyền. Bệnh cận thị thường gặp khó khăn trong khi điều trị và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm. Theo các nhà khoa học, phần lớn dân số chúng ta mắc tật cận thị.
  • Nhìn chung, cận thị là một tật khúc xạ tương đối phổ biến ngày nay, thường gặp nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên và nhóm tuổi lao động trẻ. Mặc dù khá phổ biến nhưng cận thị thường không để lại các biến chứng nặng nề. Trong một số ít trường hợp, nếu mắt điều tiết quá kém có thể gây lé ngoài. Tật cận thị nếu không được điều trị hoặc khắc phục hợp lý sẽ dẫn đến nhược thị. Nhược thị là sự suy giảm thị lực mà không điều chỉnh được thị lực bằng các phương pháp thông thường, lúc này bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc điều trị và có thể gây mất thị lực hoặc mù lòa.

Cận thị có chữa được không?

Khi bị cận thị, bạn sẽ có tình trạng nhìn các vật xung quanh sẽ bị nhòe, mờ, nếu lại gần vật thì có thể nhìn rõ hơn. Cận thị có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, thường tăng dần đến 25 tuổi và sau đó thì giữ ổn định. “Diop” hay độ là đơn vị thường được dùng để nói về mức độ cận của một người. Nếu bị tật cận thị, mức độ cận thường không quá 6 diop.

Cận thị có chữa được không?
Cận thị có chữa được không?

Đối với những người bị nhẹ từ 0,5 độ trở xuống, nếu được phát hiện sớm và có cách phòng ngừa tiến triển cũng như tập luyện hợp lý thì độ cận có thể giảm hoặc khỏi hẳn. Tuy nhiên, đối với những người có độ cận lớn hơn, nếu không có sự can thiệp của phẫu thuật thì không thể chữa khỏi được. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mắt của mỗi người mà việc điều trị để khỏi hẳn cũng có những kết quả khác nhau.

Chữa cận thị bằng các phương pháp tự nhiên.

Chữa cận thị bằng cà chua.

  • Cà chua là một thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng cùng các loại vitamin rất tốt cho mắt như: vitamin A, C, D, E, K, B1, B2, B3, B5, B6, B12, Choline, … cùng nhiều khoáng chất khác như Sắt, Magie, Kali, Natri, kẽm, Đồng, Phốt pho, …
  • Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, việc sử dụng cà chua chỉ đóng vai trò bổ sung các chất dưỡng chất cho hoạt động của mắt, hạn chế tăng độ cận chứ không có tác dụng điều trị cận thị thực sự. Do đó, người bị cận thị ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cho mắt thì cần áp dụng các biện pháp điều trị, ngăn ngừa tiến triển khác nữa.

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Có nên mổ mắt cận thị không? Bảng giá và địa chỉ mổ uy tín

Chữa cận thị bằng xoa mắt, tập nhìn xa.

  • Cũng như các bộ phận khác trên cơ thể con người, sau khi hoạt động trong một khoảng thời gian dài, mắt cũng cần được nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Điều này làm cho mắt không bị mỏi, khô và có thể duy trì được khả năng làm việc trong những lần tới. Các động tác xoa mắt và nhìn xa rất phù hợp trong trường hợp này, không chỉ là các động tác đơn giản giúp mắt thư giãn giảm căng thẳng mà còn có thể giúp phục hồi chức năng của mắt trong thời gian làm việc dài.
  • Nếu phải làm việc dài và liên tục, mắt của bạn đã có dấu hiệu mỏi thì bạn nên tạm ngừng công việc đang làm lại khoảng vài phút, sau đó nhắm mắt lại và xoa mắt thư giãn. Bạn có thể xoay tròn mắt theo hoặc ngược chiều kim đồng hồ; hoặc là từ trái hay phải sang bên còn lại. Hoặc bạn có thể đưa mắt của mình nhìn ra xa, hoặc chú ý những vị trí góc cạnh ở phía xa. Những động tác đơn giản này sẽ giúp cho mắt bạn đỡ căng thẳng mệt mỏi và phòng ngừa được các tật cận thị có thể xảy ra.

Bấm huyệt chữa cận thị.

Cận thị thường được điều trị chủ yếu bằng các phương pháp như dùng thuốc, cắt kính, mổ điều trị, … kết hợp đồng thời cùng các phương pháp phòng ngựa khác. Theo y học cổ truyền, phương pháp xoa bóp bấm huyệt cũng có tác dụng điều trị và phòng ngừa cận thị. Phương pháp này có tác dụng thông kinh lạc, tăng cường dinh dưỡng vùng hốc mắt, làm thư giãn thần kinh thị giác, võng mạc mắt cũng như các cơ điều tiết của mắt.

Kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt thường được sử dụng cho các học sinh THCS, những người đã bị cận thị hoặc được chẩn đoán có nguy cơ bị cận thị. Các huyệt được xác định và dùng để bấm huyệt trong điều trị cận thị bao gồm:

  • Huyệt Toản Trúc: Là chỗ lõm đầu trong cung lông mày.
  • Huyệt Tình minh: Chỗ lõm cách khóe trong mắt khoảng 2mm về phía sống mũi.
  • Huyệt Thái Dương: Điểm lõm nhất của vùng thái dương, từ điểm cuối cùng cung lông mày đo ra ngoài khoảng 1 tấc.
  • Huyệt Thừa khấp: từ giữa mí mắt dưới đi xuống 7/10 tấc, nằm trên rãnh dưới ổ mắt.
  • Huyệt Ty trúc không: Huyệt nằm ở chỗ lõm đầu ngoài ở cung lông mày.
  • Huyệt Dương bạch: Là huyệt nằm ở vị trí các điểm giữa cung lông mày 1 tấc

Đối với phương pháp bấm huyệt, người cận thị không nên tự ý bấm huyệt mà phải nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ, các kỹ thuật viên hoặc những người có chuyên môn thực hiện. Trong trường hợp muốn điều trị tại nhà, người bệnh nên đề tham khảo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bấm huyệt chữa cận thị.
Bấm huyệt chữa cận thị.

Bài tập giảm cận thị cho mắt.

Để điều trị cận thị một cách có hiệu quả, ngoài những phương pháp điều trị trực tiếp áp dụng do bác sĩ chỉ định, người cận thị nên duy trì các bài tập cho mắt để phòng ngừa sự tiến triển của cận thị. Một số bài tập được sử dụng như:

  • Nhìn theo chuyển động xa dần của ngón tay: Di chuyển ngón tay ra xa rồi về gần trước mũi, trong khi đó giữ mắt luôn nhìn theo đầu ngón tay. Bài tập này có thể giúp tăng khả năng nhìn xa gần của mắt, duy trì khả năng điều tiết và làm khỏe cơ mắt.
  • Nhắm – mở mắt: Nhắm mắt lại rồi mở mắt ra, thực hiện liên tiếp trong nhiều lần. Bài tập này giúp cho mắt thư giãn đồng thời duy trì khả năng điều tiết của mắt.
  • Nhìn theo hướng hình vuông, nơi có góc cạnh: Bạn có thể chọn một vị trí có dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc đồ vật có góc cạnh rồi lần lượt nhìn từ đỉnh này sang đỉnh khác. Lặp lại liên tục nhiều trong lần.
  • Chớp mắt nhanh: Chớp mắt chính là động tác đơn giản nhất làm thư giãn mắt và tăng khả năng tập trung cho đôi mắt. Do đó, trong khi làm việc, sử dụng máy tính hoặc điện thoại, bạn hãy nhớ chớp mắt thường xuyên hơn, không nên để mắt mỏi thực sự rồi mới chớp mắt.
  • Nhìn theo hướng hình tròn: Bạn tưởng tượng một hình tròn ở trước mặt, sau đó đưa mắt lên xuống trái phải theo hoặc ngược chiều kim đồng hồ. bài tập này không chỉ giúp mắt giảm căng thẳng, mệt mỏi mà còn giúp mắt duy trì được khả năng hoạt động của mình.
  • Nhìn theo hình số 8: hãy tưởng tượng một hình số 8 nằm ngang cách bạn khoảng 3 mét. Bạn hãy đảo mắt theo viền hình số 8, thực hiện vài lần như vậy rồi nghỉ một lát, sau đó tiếp tục đưa mắt theo hình số 8 nhưng theo chiều ngược lại.

Các bài tập trên tương đối đơn giản và dễ thực hiện, có thể tập ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Do đó, trong một ngày làm việc, hoạt động vui chơi, bạn nên dành một vài phút tập luyện để cho đôi mắt linh hoạt và khỏe khoắn hơn.

Tham khảo thêm: Cận thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tật cận thị

Điều trị cận thị bằng phương pháp tiên tiến.

Đeo kính cận có gọng.

Sử dụng kính cận là một phương pháp rẻ tiền, không chọn bệnh nhân thường được áp dụng trong điều trị cận thị hiện nay. Thấu kính được sử dụng đối với người cận thị là thấu kính phân kỳ, có diop nhỏ nhất mà cho được thị lực tối đa. Tùy thuộc vào mức độ cận thị, mà bệnh nhân được tư vấn đeo kính thường xuyên liên tục hay chỉ đeo kính khi cần thiết như khi nhìn xa, lái xe, nhìn bảng,… Nếu bệnh nhân đeo kính đúng độ thì quá trình tiến triển của cận thị sẽ chậm lại. Tuy nhiên, việc đeo kính có gọng thường đem lại nhiều bất tiện cho người sử dụng như góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ, vướng víu khi hoạt động, …

Bạn nên chọn cho mình loại kính cận có tròng kính mà độ chiết suất cao và có lớp chống lóa. Bên cạnh đó nên chọn loại kính có khả năng tự đổi sang màu sẫm khi ra ngoài nắng. Hoặc bạn có thể sử dụng kính râm cận khi đi đường để có thể bảo vệ đôi mắt một cách tốt nhất trước các tia UV và các ánh sáng xanh có hại.

Đeo kính áp tròng.

Điều trị cận thị bằng cách đeo kính áp tròng
Điều trị cận thị bằng cách đeo kính áp tròng

Nếu cảm thấy đeo kính cận vướng víu và khó chịu, hoặc muốn thẩm mỹ hơn, người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn kính áp tròng thay thế cho kính cận. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kính áp tròng cho bạn lựa chọn, đặc biệt hơn một số loại kính áp tròng có thể giúp bạn đổi màu mắt, rất hợp với nhiều bạn trẻ yêu thích những điều mới mẻ. Tuy nhiên khi đeo kính áp tròng, bệnh nhân cần phải giữ gìn vệ sinh tốt. Đeo kính vào sáng sớm và tháo ra buổi tối trước khi đi ngủ, tuyệt đối không nên đeo luôn cả kính áp tròng khi ngủ hoặc đeo kính áp tròng xuống nước.

Người đeo kính áp tròng nên đi kiểm tra thị giác 3 tháng 1 lần. Nếu có bất kỳ một sự bất thường nào trên giác mạc hoặc có phản ứng với mắt kính, người bệnh cần ngưng sử dụng kính ngay và đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra xem có vấn đề gì với mắt của mình hay không.

Chỉnh giác mạc tạm thời bằng Ortho – K:

Sử dụng kính Ortho – K là một phương pháp không phẫu thuật mà vẫn có thể hồi phục được thị lực của mắt. Kính Ortho – K là một loại kính áp tròng cứng, với thiết kế đặc biệt có thể đeo được vào ban đêm trong khi ngủ. Kính có khả năng điều chỉnh giác mạc trở về hình dáng bình thường trong lúc bệnh nhân ngủ, do đó khi tháo kính vào buổi sáng, bạn hoàn toàn có thể nhìn rõ ràng mọi vật cả ngày mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng điều chỉnh cận thị.

Đây là biện pháp được sử dụng trong việc điều trị tam thời cận thị ở mức độ nhẹ đến trung bình. Ortho – K cũng được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân còn quá nhỏ không đủ tuổi để làm phẫu thuật chữa cận thị hoặc không phẫu thuật được bởi một lý do nào khác. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều trị cao và an toàn nhất, người bệnh nên tìm địa chỉ uy tín chất lượng đồng thời tham khảo ý kiến, tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa mắt trước khi lựa chọn sử dụng loại kính này.

Phẫu thuật khúc xạ.

Phẫu thuật khúc xạ là một phương pháp phẫu thuật mang tính thời sự đang được áp dụng nhiều trong việc điều trị cận thị hiện nay. Tuy nhiên tùy vào điều kiện sức khỏe, tình trạng cận thị của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định người bệnh có nên phẫu thuật hay không. Phương pháp phẫu thuật khúc xạ bao gồm:

  • Phẫu thuật lên củng mạc: Có thể tiến hành ghép củng mạc bằng chất độn hoặc rút ngắn củng mạc.
  • Phẫu thuật can thiệp vào nội nhãn: Người bệnh có thể được lấy tinh thể hoặc đặt kính nội nhãn lên mắt còn thủy tinh thể.
  • Phẫu thuật lên giác mạc: Có nhiều phương pháp phẫu thuật lên giác mạc điều trị cận thị nhưng Laser Excimer và Femto-Lasik là hai phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay.

Tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật khúc xạ có sự thay đổi về đặc tính cơ sinh học của giác mạc, … do đó cũng có thể để lại các biến chứng sau khi phẫu thuật. Vì vậy, trước khi lựa chọn phẫu thuật, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và suy nghĩ thật kỹ càng đồng thời tuân thủ điều trị và các biện pháp phòng ngừa sau phẫu thuật.

Chữa cận thị bằng Laser.

Đây là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị cao cho những người muốn chữa cận thị và không muốn bị phụ thuộc vào kính. Phương pháp phẫu thuật này sử dụng tia laser để khử độ cận thị. Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến hiện nay và được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn vì những ưu điểm nhẹ nhàng nhanh chóng của nó.

Chữa cận thị bằng cách sử dụng tia Laser.
Chữa cận thị bằng cách sử dụng tia Laser.

Chữa cận thị bằng Laser là phương pháp dùng năng lượng của tia Laser điều chỉnh điều chỉnh bề mặt cong của giác mạc từ đó điều trị các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Trong điều trị cận thị, phương pháp này dựa trên nguyên lý bào mỏng bớt độ cong của giác mạc từ đó đưa ảnh vật về đúng vị trí trên võng mạc. Đây là một phương pháp tương đối an toàn và có tính chính xác cao trong điều trị cận thị. Ưu điểm của phương pháp này là nhẹ nhàng, không gây chảy máu hay đau đớn cho người phẫu thuật; quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng chỉ trong vài phút; thị lực có thể hồi phục trong ngày, bệnh nhân hoàn toàn có thể trở lại làm việc vào ngày hôm sau. Phương pháp này áp dụng đối với bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, có độ cận đã ổn định nằm trong khoảng từ -1 đến -12 diop.

Phẫu thuật lấy thủy tinh thể.

Phẫu thuật lấy thủy tinh thể là phẫu thuật lấy đi thủy tinh thể khi còn trong suốt, có thể có hay không đặt kính nội nhãn.

Thói quen sinh hoạt tốt giảm độ cận.

Massage mắt.

Massage mắt là phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị cận thị rất tốt. Massage có thể làm tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan của mắt giúp cho mắt hoạt động hiệu quả và linh hoạt hơn. Massage mắt không hề khó mà ngược lại rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng các đầu ngón tay xoa quanh các hốc mắt để giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời giúp mắt thư giãn bớt căng thẳng mệt mỏi. Bạn nên thực hiện nhiều lần trong một ngày.

Hạn chế đeo kính cận.

Đeo kính cận thường xuyên sẽ làm cho mắt bạn quen điều tiết với độ cận của kính, do đó người bệnh nếu đeo liên tục sẽ không làm giảm độ cận cho mắt, ngược lại còn có thể làm cho mức độ cận thị nặng thêm và càng làm cho bạn càng lệ thuộc vào kính về sau. Vì vậy, bạn nên tập luyện sao cho vẫn có thể nhìn mà không cần dùng kính. Bạn nên bỏ kính ra khoảng 5 đến 10 phút sau khoảng 1 tiếng đồng hồ đeo kính rồi massage thư giãn mắt. Trong trường hợp không nhất thiết phải đeo kính, bạn nên bỏ kính ra để luyện mắt nhìn xa hơn.

Sưởi ấm cho mắt:

Đây là một phương pháp khá đơn giản có thể áp dụng trong việc kết hợp điều trị cận thị nặng.  Bạn chỉ cần nhắm mắt lại, sau đó hướng về phía mặt trời, trong khi đó hãy nghĩ tới những điều làm bạn vui vẻ. Đồng thời thực hiện động tác đảo mắt hoặc nghiêng sang 2 bên để thư giãn mắt. Lưu ý, bạn nên chọn thời điểm có ánh sáng mặt trời không nên quá gay gắt để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Hạn chế sử dụng điện thoại, máy vi tính.

Trong thời đại công nghệ hiện nay, những món đồ như smartphone, ipad, máy vi tính, … đã trở thành những vật gần như không thể thiếu đối với nhiều người. Những đồ vật này vô tình đã trở thành một trong các nguyên nhân chính gây nên các tật khúc xạ, đặc biệt là tật cận thị. Theo các nghiên cứu, ánh sáng từ các thiết bị điện tử chứa một lượng lớn ánh sáng xanh có hại cho mắt. Đây là một loại ánh sáng gần giống với tia UV, có tác động xấu lên võng mạc mắt. Khi tiếp xúc thường xuyên liên tục với ánh sáng xanh trong cường độ lớn, các tế bào thị giác có thể bị tổn thương, mắt bị rối loạn điều tiết, nhức mỏi, lâu ngày có thể gây giảm thị lực thậm chí là mù lòa.

Do đó, bạn nên sử dụng các thiết bị điện tử càng ít càng tốt; không nên dùng điện thoại trước khi ngủ từ 1 đến 2 tiếng. Trong trường hợp bạn bắt buộc phải tiếp xúc với điện thoại, máy vi tính thường xuyên thì bạn nên điều chỉnh để có thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho mắt kết hợp với các bài tập thư giãn mắt, giảm bớt mệt mỏi cho mắt.

Hạn chế sử dụng điện thoại, máy vi tính giúp giảm độ cận thị
Hạn chế sử dụng điện thoại, máy vi tính giúp giảm độ cận thị

Cách phòng ngừa cận thị.

  • Tỷ lệ mắc tật cận thị trong những thời gian gần đây tăng lên một cách đáng kể, nhất là lứa tuổi học đường. Do đó, chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa cận thị để bảo vệ đôi mắt cũng như hạn chế các hệ quả không mong muốn của cận thị.
  • Để đảm bảo cho một đôi mắt sáng khỏe, bạn nên có một chế độ ăn uống có đầy đủ dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, cà chua, bí đỏ, các loại trái cây có màu đỏ và các loại hải sản… Không nên dùng các loại thực phẩm gây dị ứng cho bản thân.
  • Bạn nên đi khám mắt để phát hiện sớm các tật khúc xạ mà bản thân có thể mắc phải. Nếu đã bị các tật khúc xạ, bạn nên đeo kính đúng độ cùng với đó là kết hợp các biện pháp điều trị để giảm độ cận cho mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và có những điều chỉnh về kính cận phù hợp.
  • Bạn nên có một chế độ học tập và làm việc đúng đắn, nhất là đối với lứa tuổi học sinh. Đảm bảo việc học tập và làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng, để mắt đúng tầm nhìn. Bên cạnh đó bạn cũng nên tập cho mình một tư thế học tập làm việc đúng bởi nó không chỉ giúp bạn phòng ngừa được cận thị mà còn chống gù lưng, vẹo cột sống,… Trong trường hợp bạn phải nhìn gần, mắt phải làm việc thường xuyên thì bạn nên điều chỉnh để cho mắt có khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh mỏi, mờ, nhòe mắt rồi mới nghỉ ngơi.
  • Bạn nên hạn chế dùng các thiết bị điện tử nhất là điện thoại smartphone.

Thực phẩm tự nhiên chữa cận thị.

Theo các nghiên cứu, một chế độ ăn thừa đường thiếu canxi, kẽm và crom là một trong số các nguyên nhân làm cho bệnh cận thị nặng thêm. Do đó, trong điều trị cận thị, ngoài các phương pháp điều trị trên mắt thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng.

  • Bổ sung canxi: Canxi là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cầu mắt. Thiếu canxi có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của nhãn cầu và gây ra tật cận thị. Để phòng ngừa và ngăn chặn sự tiến triển của cận thị, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi như lòng trắng trứng, sữa tươi, …
  • Bổ sung vitamin A: Vitamin A có vai trò vô cùng quan trọng đối với mắt, có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ mắt và duy trì thị lực. Đồng thời, vitamin A giúp giác mạc chống lại các tác nhân gây nên bệnh nhiễm trùng. Nếu không bổ sung đầy đủ vitamin A, mắt của bạn sẽ có hiện tượng khô mắt, quáng gà, nhìn mờ, có thể dẫn đến cận thị hoặc làm cho bệnh nặng thêm. Do đó, trong phòng ngừa cũng như điều trị cận thị, việc bổ sung đầy đủ vitamin A là vô cùng cần thiết. Vitamin A có nhiều trong các loại rau và các loại trái cây tươi như cà rốt, cà chua, bí đỏ, … cùng các loại hải sản và các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác.
  • Các thực phẩm chứa Crom và Kẽm: Thiếu Crom và Kẽm có thể làm suy giảm thị lực, làm nhãn cầu bị lồi ra và tăng độ cận thị. Do đó, bổ sung đầy đủ Crom và Kẽm có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm độ cận. Crom và kẽm có nhiều trong gan động vật, thịt bò, bột mì, gạo lứt, sò biển, nấm các loại, …
  • Các loại thực phẩm có tính kiềm: Theo các chuyên gia, ăn nhiều thức ăn có tính acid có thể khiến cho mắt dễ tăng độ cận hơn. Chính vì vậy, bạn nên ăn nhiều thức ăn có tính kiềm để có thể cân bằng lượng acid và base trong cơ thể. Thức ăn kiềm tính bao gồm các loại rau xanh, trái cây tươi và các loại đậu.
  • Omega 3: Đây là một chất rất tốt cho cơ thể cũng như đôi mắt của bạn. Thường xuyên ăn thực phẩm có chứa nhiều Omega 3 sẽ giúp bảo vệ đôi mắt, làm cho mắt sáng khỏe và linh hoạt. Thịt cá hồi và cá mòi là những loại thực phẩm cung cấp dồi dào Omega 3 cho cơ thể. Do đó, ngoài bổ sung dinh dưỡng bằng rau củ quả, bạn cũng có thể lựa chọn thịt cá hồi và cá mòi để bổ sung Omega 3 cho mắt.